"Phổi giống của loài chim giúp chuyển hóa oxy hiệu quả hơn, xương sống ngắn và chắc hơn giống của tinh tinh, và nhiều đường liên kết động mạch vành hơn giúp các động mạch vận chuyển máu đến tất cả các bộ phận trong tim giống như ở loài chó và lợn guinea."
Với nhà giả phẫu học, bác sĩ kiêm nhà văn Alice Roberts, hình mẫu về một cơ thể người hoàn hảo không hề liên quan tới các tiêu chí hình thể và sắc đẹp hiện đại ngày nay. Roberts đã tưởng tượng ra hình ảnh con người được tối ưu hóa một cách hoàn hảo với các bộ phận mang chức năng của các loài động vật. Hình mẫu cơ thể này đã được lên sóng trên chương trình “Khoa học có thể khiến tôi hoàn hảo?”, kênh BBC Four ở Anh.
Roberts đã cộng tác với các nghệ sĩ và nhà sinh vật học để dựng một mẫu tượng từ cơ thể mình với tất cả các bộ phận được “nâng cấp” từ đầu đến chân. Đội ngũ của cô đã tạo ra một phiên bản Alice Roberts 2.0 gây giật mình: vừa trông giống nguời vừa có các khác biệt đáng kể như: hai tai nhô ra giống tai mèo, bụng có túi, và nhãn cầu ngoại cỡ giống mắt bạch tuộc.
Dự án là một thử thách do Roger Highfield giám đốc Hội Bảo Tàng Khoa học tại London đặt ra cho Roberts. Trong vòng ba tháng, nữ bác sĩ phải “giải mã” các chi tiết phức tạp trong cơ thể người được quy định trong quá trình tiến hóa và thay thế chúng bằng các cấu trúc bền bỉ, hiệu quả hơn, hay ít nhất là “đỡ bẩn hơn”, trích trong bài blog của Roberts.
Để dựng nên cơ thể lý tưởng của mình, Roberts đã scan toàn bộ cơ thể bằng máy in 3D để các nghệ sĩ sử dụng làm khuôn kĩ thuật số cho cơ thể mới. Sau đó Roberts sẽ đưa cho họ một danh sách các điều chỉnh, từ trong ra ngoài cơ thể.
Đứng đầu danh sách này là “đôi tai rộng, giống tai mèo” để khuếch đại âm thanh và đôi mắt to hơn, lồi giống như của bạch tuộc để thu hẹp các điểm mù bị hạn chế bởi cấu trúc hệ thống nhãn quang của con người. Cô cũng “vay mượn” thêm lối sinh đẻ của các loài thú có túi: đẻ con trong giai đoạn thai kỳ sớm và nuôi con trong các túi bụng nhằm giảm khó khăn trong sinh nở gây ra bởi cấu trúc khung xương chậu (cấu trúc hỗ trợ việc đi thẳng và không quá lý tưởng cho việc sinh em bé)
Bộ chân thay thế cho chân người, cơ quan chiếm nửa cấu trúc cơ thể, được Robert lấy cảm hứng từ loài đà điểu. Đôi chân mới có bộ cơ tập trung gần vùng xương chậu, với các gân lớn hơn để “giảm xóc”.
Một số điều chỉnh được thực hiện bên trong cơ thể, ví dụ: phổi giống của loài chim giúp chuyển hóa oxy hiệu quả hơn, xương sống ngắn và chắc hơn giống của tinh tinh, và nhiều đường liên kết động mạch vành hơn giúp các động mạch vận chuyển máu đến tất cả các bộ phận trong tim giống như ở loài chó và lợn guinea.
Tuy nhiên, Roberts không được biết về kết quả cuối cùng khi kết hợp tất cả những thay đổi trên. Cô không được ở trong studio của các nghệ sĩ khi họ thực hiện in 3D và không được nhìn thấy bức tượng cho đến khi nó được Bảo tàng Khoa học công khai vào ngày 25/4. Roberts cho biết, nếu có thêm thời gian, cô sẽ còn thêm nhiều chỉnh sửa nữa cho hình mẫu này.
Bức tượng sẽ được trưng bày cho đến tháng 12/2018 trong khuôn khổ triển lãm về khoa học nhân dạng con người mang tên “Tôi Là Ai?”
Hải Đăng (Theo Live Science)